TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN?
Thông thường người tiêu dùng luôn có thói quen giao phó việc thi công cho đội thợ hoặc đại lý sơn. Nếu may mắn gặp đội thợ thi công có kinh nghiệm, có tay nghề thì căn nhà sẽ có chất lượng sơn tốt. Nhưng nếu không may thuê phải đội thợ non tay, không có kỹ thuật thi công có thể làm giảm chất lượng sơn tại công trình.
Các công ty lớn đều có quy trình thi công chuyên nghiệp để các đội thợ và chủ công trình có thể nắm được và giám sát, thi công theo đúng quy trình, tránh việc hỏng sơn do quá trình thi công chưa đúng!
Sơn bị bong tróc do thi công sai quy trình
Sơn bị ố vàng do thi công sai quy trình
VẬY QUY TRÌNH THI CÔNG CHUYÊN NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Chuẩn bị.
-
Khảo sát công trình, tìm ra các lỗi trước thi công của tường như: Muối, mốc, nứt, ẩm.
-
Lên kế hoạch dự toán loại sơn, giá thành.
-
Chuẩn bị dụng cụ, máy móc.
-
Xử lý các lỗi trước khi thi công.
Bước 2: Đo độ ẩm.
-
Dùng máy đo độ ẩm tường, độ ẩm thích hợp để sơn là từ 10 - 16%.
-
Nếu độ ẩm cao trên 16% sẽ gây hỏng sơn như phồng rộp, ố vàng....vv..v
Bước 3: Vệ sinh bề mặt.
-
Dùng các dụng cụ, đá mài, máy chà...vv.v. để loại bỏ cát bụi, rêu mốc.
-
Va trét các vết nứt nếu có.
-
Vùng tường vữa trát xấu cần trám bả lại.
-
Thổi bụi bằng chổi, vải ẩm, hoặc máy thổi.
Bước 4: Thi Công Sơn Lót.
-
Dùng lu, chổi, máy phun để thi công lớp sơn lót đầu tiên.
-
Cần thi công đều tay, tránh loang nổ, dày mỏng khác nhau.
-
Sau khi thi công xong lớp đầu tiên cần để khô ít nhất 4 tiếng mới được sơn lớp thứ 2.
-
Thi công lớp sơn lót thứ 2. Để khô ít nhất 4 tiếng.
Bước 5: Thi công sơn phủ thứ 1.
-
Cần trộn đều sơn phủ trước khi thi công.
-
Dùng lu, chổi, máy phun thi công sơn phủ đều tay, tránh loang nổ, dày mỏng khác nhau.
-
Để khô ít nhất 4 tiếng.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ thứ 2.
-
Dùng lu, chổi, máy phun thi công sơn phủ đều tay, tránh loang nổ, dày mỏng khác nhau.
-
Để khô ít nhất 4 tiếng.
Bước 7: Kiểm Tra, dặm vá.
-
Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sơn, dặm vá những chỗ chưa đều màu, nứt vỡ....
Bước 8: Nghiệm thu.
-
Kiểm tra lại toàn bộ công trình cùng chủ đầu tư, Kỹ thuật viên của nhà máy sơn.
-
Cần có biên bản nghiệm thu, bàn giao theo hợp đồng.
Bước 9: Bảo hành.
-
Nhân viên kỹ thuật gửi hồ sơn bảo hành về nhà máy để làm phiếu bảo hành cho chủ đầu tư.
Bước 10: Xuất phiếu bảo hành.
-
Nhân viên kỹ thuật xuất phiếu bảo hành của nhà máy sơn cho chủ đầu tư.
-
Phiếu bảo hành hợp lệ không được nhàu nát, rách, cần có con dấu của nhà máy.
Trên đây là quy trình thi công sơn chuyên nghiệp mà các chủ đầu tư cần nắm được để phối hợp với đội thi công nhằm giám sát, kiểm tra quá trình thi công. Đảm bảo chất lượng sơn trên công trình được bền bỉ.